Thiết kế và bố trí đường dạo đẹp và chuyên ngiệp trong sân vườn

Đường dạo trong tiểu cảnh sân vườn không chỉ là một lối đi và  làm đẹp cho ngôi nhà mà còn giúp chúng ta có được cảm giác thoải mái, thư thái hơn và bình yên hơn.

Đường dạo trong sân vườn tiểu cảnh không chỉ là đường để đi lại, còn giúp cho chúng ta cảm thấy thoải mái và bình yên sau những giờ làm việc mệt mỏi, được bước dạo ngắm cảnh thiên nhiên trong chính sân vườn nhà mình.
Đường dạo trong tiểu cảnh sân vườn
Đường dạo trong tiểu cảnh sân vườn


Tuy vậy, để thiết kế sân vườn đẹp mà trong đó đường dạo, lối đi hợp lý và phong thủy không phải ai cũng làm được, trước tiên muốn làm được đường dạo đẹp thì người thiết kế cần nắm được địa hình, mặt bằng và sở thích của gia chủ. Hơn nữa người thiết kế cần phải đặt mình vào chính sân vườn đó để nắm được điểm đầu và điểm cuối của đường dạo, độ ướn lượn ra sao? độ dốc và khúc khuỷu như thế nào?


Đường dạo trong sân vườn
Đường dạo trong sân vườn

Một số chú ý khi thiết kế đường dạo trong sân vườn
  • Đường dạo thẳng và uốn lượn
Đường dạo thẳng cho chúng ta nghĩ đến một điểm kết của không gian, vì thế, phải có cái gì đó ở cuối con đường khi kết thúc đoạn đường đó. Những đoạn đường quanh co, uốn lượn sẽ mang đến những cảm giác mới mẻ bởi cảnh vật đươc mở dần theo từng bước chân, những bất ngờ liên tiếp ùa tới khiến chúng ta muốn thả hồn và hòa mình vào thiên nhiên thu nhỏ.
Đường dạo trong sân vườn
Đường dạo trong sân vườn
Đường dạo được tạo ra trước tiên tô thêm vẻ đẹp và đưa bạn đi tìm những phút giây thảnh thơi. Những con đường quanh co, uốn lượn sẽ tạo nên những dáng điệu đẹp cho khu vườn. Đường dạo thường bắt đầu tại khoảng giữa và xung quanh vườn. Làm đẹp cho con đường bằng những điểm nhấn như chòi nghỉ, bàn trà, ao cá cũng có thể trang trí nhiều khóm hoa, cụm hoa xen đá. Giao thông 1 chiều theo đường vòng tròn, không bị trùng lặp sẽ đem đến cảm giác mới mẻ cho gia đình bạn.
  • Vật liệu dùng trang trí
Vật liệu dùng tràng trí đường dạo rất đa dạng: gạch, đá chẻ, đá dăm, những tảng đá tròn mỏng, sỏi, gỗ, cỏ, vv…. Dùng nhiều nhất vẫn là cỏ, gạch và đá. Tuy nhiên nên lát những viên đá, gạch bề mặt phẳng, trồng cỏ xen kẽ tạo nên những đường nét mềm mại. Khoảng cách các viên đá 20 – 40cm là vừa với bước chân thoải mái.
Bố trí điểm đường dạo với vỏ cây, mùn gỗ, sẽ tạo ra con đường 1 cái nhìn lâu đời, cũ kĩ, rêu phong hơn. Nên chú ý yếu tố cần quan tâm là thời tiết. Mùn gỗ, vỏ cây chỉ thích hợp với những vùng có nhiệt độ ổn định, mưa ít. Gỗ chi phí cao hơn rất nhiều nên chỉ phù hợp cho những không gian hẹp, với số lượng đường dạo ngăn.

Đường dạo trong sân vườn
Đường dạo trong sân vườn
Tất cả vật liệu trước khi đưa vào sử dụng đều phải qua xử lí để thích nghi với điều kiện ngoài trời chống trơn, trượt, rêu mốc và phải phù hợp với yêu cầu gần gũi, thân thiện với khung cảnh sân vườn.
Chiều rộng của đường dạo phụ thuộc vào diện tích vườn, từ 0,9 m – 1,8 m. Nên  trồng nhiều cây to để tách bạch ranh giới và dùng trang trí vườn. chú trọng chọn những loại cây hiện đại, tạo sự hài hòa và những cây có mùi thơm như dạ hương, hồng dại, hoa sữa..ngọc lan vv. Khi đặt chân lên những con đường ấy, mỗi cơn gió thổi làm dậy lên mùi hương của hoa lá mang đến cho bạn sẽ cảm giác thật sự thư thái.

 Mời bạn tham khảo thêm: Thiết kế tiểu cảnh sân vườn  đẹp và phong thủy nhất Hà Nội

Cây Cảnh Nhật Hiếu

Thiết Kế - Thi Công - Cảnh Quan sân vườn
==============================
Hotline: 09450 86 123
            0967 386 123
Gmail:caycanhnhathieu@gmail.com
http://caycanhnhathieu.blogspot.com
32 khu giãn dân/111 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà nội